Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của bánh trung thu

Tết Trung Thu được biết đến là Tết Thiếu Nhi, ngoài ra còn có thêm tên gọi khác là Tết Sum Vầy, đây là thời gian các thành viên trong gia đình quay quần bên nhau thưởng thức những chiếc bánh trung thu với đầy đủ hình dáng, mùi vị, uống trà nóng và cùng nhau ngắm trăng.

Nhưng ít ai biết nguồn gốc, xuất xứ của những chiếc bánh trung thu đến từ đâu và ý nghĩa của những chiếc bánh là gì. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Nguồn gốc, xuất xứ bánh Trung Thu:

Tết Trung Thu và Bánh Trung Thu đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau nhiều năm lễ Tết này đã lan truyền đến Việt Nam. Món bánh này còn có tên gọi khác là Bánh Nguyệt vì bánh chó hình dạng tròn tựa như Trăng sáng và tròn trong các đêm rằm.

Bánh Trung Thu tượng trưng cho hình ảnh dịu dàng của người phụ nữ xinh đẹp, công dung ngôn hạnh. Chính vì thế Tết Trung Thu tại Trung Hoa, người phụ nữ trong gia đình thường bày tiệc cúng trăng với hương đèn cùng mâm ngũ quả và Nguyệt Bính.

Khi ngày Lễ, Tế tnày du nhập vào Việt Nam cũng đã được biến đổi đôi chút để phù hợp hơn với văn hoá người Việt. Theo đó, ở miền Bắc, mỗi dịp Rằm tháng 8, người phụ nữ cũng thường bày tiệc cúng trăng với hương và hoa quả tươi cùng bánh Trung Thu. Bên cạnh đó, mâm cúng còn kèm theo rất nhiều bánh mứt, hạt dưa, hạt điều,…

Ý nghĩa những chiếc bánh Trung Thu:

Theo truyền thống, vào ngày rằm tháng 8 hằng năm các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết thường trao nhau những chiếc bánh Trung Thu thay cho lời chúc mọi sự viên mãn, thành công trong suốt một năm.

Dành tặng yêu thương – Trao tặng ngọt ngào

Lúc những chiếc lá ngoài bắt đầu rơi, khí trời bắt đầu se lạnh cuốn theo những cơn gió vào mùa Thu đầu mùa cũng là lúc người ta mong chờ đến rằm để được về nhà với ba mẹ, với con cái và dành tặng cho họ những hộp bánh trung thu xinh xắn. Không gì có thể sánh bằng những giây phút được quây quần bên gia đình. Từ rất lâu rồi bánh Trung thu đã trở thành một món quà tặng ý nghĩa mà ta dành tặng cho nhau như muốn trao nhau bao điều tốt đẹp nhất, ngọt ngào nhất. Bánh Trung thu với hình tròn tượng trưng cho một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ và viên mãn.

Đủ màu sắc – Đủ hương vị

Bánh Trung thu không phải chỉ có mỗi loại bánh nướng có vỏ vàng óng truyền thống, còn có bánh dẻo thơm phức hương hoa bưởi, bánh ngàn lớp được phối màu sắc, bánh Trung thu lạnh hay còn cả bánh trung thu rau câu. Càng ngày cùng với óc sáng tạo của con người mà bánh Trung thu có nhiều hình dạng, hình hương vị và màu sắc mới.

Bánh dẻo

Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi nhuyễn với nước đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hình tròn, nhân bánh thường được làm từ hạt sen hay đậu xanh nghiền nhuyễn.

Bánh Trung Thu dẻo thường mang hương vị dịu nhẹ, ngọt ngào rất dễ chịu. Hình tròn và màu trắng tinh khiết của bánh biểu tượng cho sự đoàn viên, khắng khít trong tình cảm vợ chồng.

Bánh nướng

Bánh nướng với hai phần: vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh được làm từ bột mì lên men trộn với trứng gà, nướng thơm phức. Nhân bánh với đủ vị đa dạng từ đậu xanh, hạt sen, thập cẩm, gà quay lạp xưởng trứng muối,…

Hình tròn trong nhân thể hiện sự viên mãn, gắn kết.Vị mặn của trứng muối hòa với vị ngọt của nhân bánh gợi cho ta đến một liên tưởng: trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có những người thân luôn bên ta, cùng nhau trải qua những khoảnh khắc vui buồn trong cuộc sống.

Dù có đi đâu, về đâu nhưng mỗi khi đến Tết Trung Thu ai cũng háo hức sắp xếp công việc để trở về với gia đình, trao nhau những chiếc bánh Trung Thu ngọt ngào chứa đầy tình yêu thương. Chúc các bạn có một mùa Trung Thu thật vui vẻ và ấm áp bên những người thân yêu.

Xem tiếp:

Trả lời