Thực trạng giáo dục Việt Nam ta hiện nay

Tầm quan trọng của giáo dục

Giáo dục đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việc phát triển của một đất nước. Các quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta, họ đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước.

nguyen nhan

Thực vậy, giáo dục là điều kiện tiên quyết giúp quyết định nền kinh tế của đất nước đó có phát triển hay không, xã hội đó có ổn định hay không, đất nước đó có nhiều nhân tài để phục vụ cho đất nước hay không. Chính vì vậy giáo dục đào tạo đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước

Thực trạng, vấn đề giáo dục hiện nay

Thế nhưng nền giáo dục của đất nước chúng ta hiện nay vẫn còn chứa đựng những bất cập, chưa vững chắc:

–       Hiện nay giáo dục chú trọng quan tâm đến số lượng nhiều hơn chất lượng

–       Nội dung, chương trình giảng dạy còn lạc hậu, lỗi thời, chưa đổi mới, cải tiến hiệu quả. Chưa áp dụng thực tiễn nhiều, chưa phát huy được tính sáng tạo, năng lực thực hành cho học sinh

–        Giáo dục việt nam hiện nay chỉ quan tâm đến việc dạy “chữ” cho học sinh. Thế nhưng việc dạy “nhân” và “nghĩa” thì lại bị buông lỏng, giảm sút, nhất là các mặt đạo đức, lối sống. Việc cho học sinh có thể thực hành được các bài học vẫn chưa được đẩy mạnh, khiến cho kĩ năng thực hành, tư duy sáng tạo của học sinh sinh viên bị hạn chế rõ rệt

–        Hệ thống giáo dục các cấp bậc từ đại học đến phổ thông còn thiếu đồng bộ, chưa có sự cân đối. Ở phổ thông, các học sinh được học các môn học khoa học mang tính lý thuyết rất nhiều, nhưng khi lên cấp bậc đại học thì những lý thuyết ở phổ thông không thể đem áp dụng ra được, khiến các sinh viên phải học lại từ đầu, như thế phải mất thêm một khoảng thời gian nữa

–        Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn rất nhiều bất cập, như việc phân phối cán bộ giảng dạy vẫn còn chưa hợp lý về các trường học. Bên cạnh đó còn có nhiều cán bộ giảng dạy không có tâm đối với học trò của mình

–        Việc định hướng và liên kết với nước ngoài trong chương trình giáo dục còn lúng túng, mơ hồ, chưa có mục tiêu, phương hướng rõ ràng

–        Tư duy của nền giáo dục còn chậm đổi mới, chưa theo kịp tốc độ phát triển, đổi mới của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, phát triển và hội nhập với thế giới. Việc thực hành cần được áp dụng từ ngay khi còn học phổ thông, để các em có thể phát triển tư duy, sáng tạo, chọn lựa cho mình những ngành nghề phù hợp nhất với bản thân mình

Nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

Chương trình đào tạo

Thiết nghĩ chương trình đào tạo cần cải tiến đổi mới, cập nhập hằng năm, kết nối thực tiễn với hàng lâm, đưa các buổi ngoại khóa để học sinh có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài một các trực tiếp nhất. Các môn học cần được phân bố lượng thời gian hợp lý, để lượng kiến thức lý thuyết 30% và thực hành 70%

Chất lượng đầu vào

Chất lượng đầu vào của nhiều cơ sở giáo dục đào tạo còn quá thấp, khiến cho chất lượng học tập tiếp thu của sinh viên còn chưa tốt. Đa số học sinh còn học tập một cách thụ động, thiếu đóng góp cho bài học của giảng viên.

giao duc viet nam

Cần nâng cao mức đầu vào của sinh viên, để có thể đạt chất lượng tốt, với những sinh viên có tính tư duy khoa học, sáng tạo cao, học một cách chủ động thì chất lượng đầu ra của trường đó sẽ được cải thiện rõ rệt

Phương pháp giảng dạy

Nhìn chung, chất lượng và lực lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy ngày càng được nâng cao. Thế nhưng phuong pháp giảng dạy của các thầy cô vẫn mang tính thuyết giảng, làm cho học sinh sinh viên chỉ tiếp thu được một cách thụ động, dạy 1 biết 1, không có hướng cho học sinh tự mày mò, tìm hiểu được.

Mặc phác, các phương tiện giảng dạy hiện nay còn hạn chế nên các thầy cô chưa thể truyền tải hết phần hồn và nội dung của bài học cho học sinh được

Trả lời

-->