Hằng năm, ngày trung thu đến, các bạn nhỏ đều được nghỉ ngơi và hòa mình vào những hoạt động vui chơi. Bên cạnh những mâm cỗ hoặc cùng nhau rước đèn dưới trăng. Các em nhỏ có thể tham gia các trò chơi trung thu tập thể vui nhộn. Đây là những trò chơi trung thu truyền thống, tạo tính đoàn kết và vô cùng thú vị đấy.
Ngày nay, việc các bé thường xuyên tiếp xúc với các trò chơi điện tử quá nhiều là điều đáng ngại. Vì vậy, khi bố mẹ tạo điều kiện cho các bé vui chơi tập thể trong ngày trung thu và các ngày khác là rất cần thiết.
1. Múa Lân
Trung thu, đèn lồng, múa Lân,… đều là những sự vật và hoạt động được đính kèm vào nhau. Múa Lân không chỉ là trò chơi mà nó còn là tục lệ và văn hóa từ lâu trong ngày tết trung thu.
Theo dân gian truyền lại, hoạt động múa Lân là tượng trưng cho sự xuất hiện của Kỳ Lân. Đây là một con vật trong thần thoại, nó chỉ xuất hiện vào thời thái bình hoặc khi có nhân vật vĩ đại nào đó ra đời. Đồng thời, múa Lân cũng thể hiện ước nguyện sự yên bình, may mắn.
Với thiếu nhi, múa Lân sẽ là một trò chơi tết trung thu luôn được chờ đón vào mỗi dịp trung thu về. Cứ đêm trung thu đến, màn mở đầu là trò múa lân và tiếng hát vang của các bé thiếu nhi. Điều này làm cho không khí sẽ rất sôi động và hấp dẫn.
Để các bé thực hiện được màn múa lân đẹp mắt, đúng nhịp và vui nhộn, bố mẹ phải góp phần. Bố mẹ hãy chuẩn bị cho bé những thứ sau: mặt nạ lân, một cái trống cỡ vừa, ông địa, thần tài. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên hướng dẫn các bé nhập vai và chạy theo đúng nhịp trống. Tiếng trống vang, tiếng cười rộn rã sẽ giúp các bé được vui chơi thoải mái và ý nghĩa.
2. Rước đèn trung thu
Đây có thể là màn không thể thiếu vào đêm trung thu. Mãi cho đến nay, dù là thành phố hay miền quê thì trẻ em đều được tổ chức rước đèn dạo khắp thôn, xóm, phố, phường. Đây cũng là trò chơi được trông đợi nhất vào ngày tết thiếu nhi hằng năm.
Bên cạnh đèn ông sao truyền thống, có rất nhiều loại đèn khác. Mẫu mã đèn lồng trung thu rất đa dạng, có nhiều hình thù, màu sắc khác nhau. Bên cạnh ông sao là các con vật ngộ nghĩnh như: thỏ, con cá, sư tử,… cùng những âm thành vui nhộn. Ngày trung thu vì thế mà luôn nhộn nhịp, đáng yêu.
Trong lúc rước đèn, các bé còn cùng nhau cất tiếng hát hồn nhiên, tươi sáng làm cho bầu không khí háo hức hơn bao giờ hết.
3. Nhảy vòng
Nhảy vòng cũng là một trong những trò chơi tập thể rất thú vị cho thiếu nhi vào ngày trung thu. Trò chơi này không chỉ tạo nên không khí rộn ràng mà còn là trò chơi giúp trẻ vận động và rèn luyện tốt.
Trò chơi gồm có 2 đội và khoảng 10 người tham gia trở lên.
Về cách chơi:
Đại diện 2 đội sẽ oẳn-tù-tì để tìm ra đội nhảy trước là đội A. Đội còn lại là đội B thì cầm lấy tay nhau, ngồi xổm và tạo thành một “hàng rào” vòng tròn. Cửa bẫy là từng cặp bàn tay đặt sát xuống, chạm mặt. Khi đối thủ nhảy qua, đội B vào tư thế sẵn sàng và tay hất lên.
Sau khi nhảy từ trong ra, các thành viên đội A lại chọn thời điểm mất cảnh giác của một cửa bẫy đội B để nhảy lại vào trong. Nếu nhảy qua, thì đội B phải “mở cửa” ở vị trí đó cho cả đội A vào. Đội A cứ thế vượt vòng của đội B cho đến khi nào không nhảy qua được thì dừng lại. Nếu độ B chạm được vào chân đội A khi nhảy tức là đội A thua. Đội A pải thay thế làm hàng rào và đội B là đội nhảy.
Lưu ý: trong lúc làm hàng rào, nhgười chơi luôn trong tư thế ngồi xổm, không được với hoặc đứng lên. Như thế là phạm quy.
4. Cam quýt mít dừa
Trò chơi này được xuất phát từ trẻ em miền Bắc. Đây là trò chơi quen thuộc và rất được yêu thích vào mỗi dịp trung thu về.
Số lượng người chơi là 8 người
Cách chơi
Trong nhóm sẽ chọn ra một bé được làm người “cầm cái” đứng ngoài. 7 bé còn lại xếp thành hàng ngang và được đặt tên thứ tự theo 7 loài quả: cam, quýt, mít, dừa, dưa, hồng, cậy. Các bé sẽ đứng độc lập và có khoảng cách với nhau. Hai bàn tay ra sau lưng, đan lại để tạo thành hình một cái bát hứng. Vẽ một đường thẳng cách hàng ngang của các bé khoảng 10 đến 15 m để làm đích.
Khi trò chơi bắt đầu, bé cầm cái sẽ đặt ngẫu nhiên vào bất kỳ tay bạn nào một quả banh nhỏ. Bé nào nhận được phải nhanh chóng chạy về đích. Khi đó, 2 người sát 2 bên sẽ đuổi theo và tìm cách ngăn lại. Nếu bé về được đến đích sẽ gọi tên bất cứ tên một loại quả nào để cõng mình về. Sau khi bé đó trở về, trò chơi sẽ được tiếp tục.
Điều cần lưu ý là bé cầm banh phải cố sao cho banh không bị rơi xuống đất hoặc bị cướp thì mới thắng.
5. Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là tròn chơi tập thể đã quá quen thuộc với mọi thế hệ thiếu nhi. Đây là một trò chơi trung thu dân gian rất vui nhộn. Trò chơi luôn mang đến tiếng cười giòn tan và những khoảnh khắc thú vị cho các bé.
Trò chơi thường gồm chó 2 nhóm từ 5 người trở lên. Trong đó sẽ có 1 bé làm ông chủ. Các bé còn lại thì nối đuôi, vừa đi vừa đọc: “Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Có cái nhà điểm binh. Có ông chủ ở nhà không?”. Sau khi đọc xong, cả đội dừng lại trước mặt ông chủ. Chờ xem ông chủ trả lời : “có” hoặc “không”. Nếu câu trả lời là “không”, các bé sẽ đi tiếp và vẫn đọc những câu trên. Nếu trả lời là “có”, thì 1 bé sẽ hỏi: “Ông xin khúc nào?”. Ông chủ sẽ nói bất cứ khúc nào. Ví dụ như: “Cho xin khúc giữa?” Cả nhóm nói: “Tha hồ mà đuổi”.
Sau đó, ông chủ sẽ chạy sao cho chạm được khúc mà mình đã xin. Trong lúc ông chủ đuổi theo, người đứng đầu hàng phải dang tay che cho người được xin sao cho người đó không bị bắt. Nếu ông chủ chạm được, bạn bị bắt sẽ làm ông chủ và chơi lại từ đầu.
Những trò chơi tuy đơn giản nhưng đầy thú vị và lôi cuốn đúng không nào. Hãy cho các bé thử để có được mùa trung thu đáng nhớ và vui nhộn nhé.